Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Vội vã


Cuộc sống hôm nay có thể được tóm lại trong hai chữ “vội vã”. Thật vậy, một khuynh hướng sống hiện tại là người ta đều vội vã, gấp rút, chỉ muốn nghĩ đến tốc độ mà không nghĩ tới chất lượng hiệu quả của công việc.
Trong lãnh vực ẩm thực, thịnh hành những món ăn nhanh (fast foods), mì ăn liền. Các nhà hàng quảng cáo những món ăn làm rất nhanh để phục vụ khách sau 9 phút. Việc ăn uống cũng rất vội vàng, không phải là thưởng thức nghệ thuật nấu ăn, mà giống như chỉ nhằm mục đích nạp năng lượng cho cơ thể.
Ngôn từ của ngành ẩm thực đã ảnh hưởng lãnh vực văn hóa, vì thế mà xuất hiện những bộ phim kiểu “mì ăn liền”, sản xuất với tốc độ nhanh, đầu tư ít, đồng thời đáp ứng được thị hiếu rẻ tiền của một số khán giả. Thông thường, những bộ phim kiểu này không chuyển tải một thông điệp gì đặc biệt, nhai đi nhai lại những câu chuyện có nội dung giống nhau, người ta chỉ xem một lần, vì nó chẳng để lại ấn tượng nổi bật.

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Thư gởi Thầy Giêsu – Nhà Giáo số 1


Kính thưa Thầy Giêsu rất quý mến, trong những ngày này, lòng của những người con Đất Việt đang rộn rã và háo hức đón chào ngày truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ngày “Hiến chương nhà giáo”. Đây là dịp thuận tiện để mỗi người học trò như chúng con có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn xâu sắc đối với những người đã có công lao dạy dỗ chúng con, mà chúng con gọi các ngài bằng một tên gọi đáng kính là “thầy”. Trong số những người thầy ấy, chúng con nhận thấy có một người thầy tối cao và thượng trí, đó chính là “Thầy Giêsu”. Nhân dịp này, chúng con cũng xin được bày tỏ lòng lòng tri ân đối với Thầy.
Thưa Thầy đáng kính, đối với chúng con Thầy chính là người thầy đầu tiên và cũng chính là người thầy cùng song hành để dạy dỗ chúng con trong suốt cả cuộc đời. Thầy đã dạy cho chúng con những bài học quý giá trong mối tương quan đối với Chúa, đối với anh em đồng loại và đối vời chính bản thân chúng con. Cũng là thầy, nhưng Thầy khác với bao người thầy khác, Thầy không bao giờ dạy chúng con những gì mà Thầy chưa từng sống và từng làm. Thầy vừa là người thầy nhưng còn là chứng nhân cho lẽ sống: Thầy đã dạy cho chúng con biết Thiên Chúa là Cha của chúng con, Đấng giàu lòng thương xót và hay tha thứ. Qua kinh Lạy Cha, Thầy còn dạy cho chúng con biết cách trò chuyện với Ngài như Thầy đã từng trò chuyện; Thầy dạy chúng con phải sống yêu thương như Thầy đã từng yêu thương chúng con, sống tha thứ như Thầy đã thứ tha. Hơn nữa, Thầy còn dạy chúng con phải yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho họ, như Thầy đã từng làm. Thử hỏi ngoài Thầy ra, có người thầy nào dám dạy và dám sống như Thầy chăng? Thầy mời gọi chúng con sống Tám mối phúc thật như là kim chỉ nam để rèn luyện con người mình nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện, mà chình Thầy là mẫu gương sáng ngời cho chúng con. Những lời giáo huấn của Thầy tuy ngắn ngủi, đơn sơ và mộc mạc, nhưng lại chứa đựng giá trị nhân văn xâu sắc mà mỗi người cần phải có và phải sống. Thầy đã dùng những hình ảnh hết sức đời thường như muốn dẫn đưa chúng con đi xâu vào thực tại của cuộc sống, để chúng con có thể cảm nghiệm và sống đúng những gì thầy truyền dạy.

Chúa nhật 33 thường niên – năm B


Cuộc sống sẽ ra sao sau khi chết ? Tương lai con người đi về đâu? Đó là những câu hỏi không ngừng ám ảnh con người. Nhiều người đã tìm đến những thực hành dị đoan, bói toán để tìm ra câu trả lời và để tìm biết hậu vận tương lai.
Chúa nhật 33 mùa thường niên hôm nay là chúa nhật áp cuối của năm phụng vụ, chuẩn bị cho chúa nhật sau mừng kính Chúa Giê-su Vua vũ trụ. Vì vậy, Lời Chúa hướng chúng ta về giờ phút chung cục của cuộc đời, đồng thời đưa ra giải đáp cho những vấn nạn từ ngàn xưa. Những nấm mộ ngoài nghĩa trang nói với chúng ta rằng: con người sẽ không tồn tại mãi mãi nơi trần gian; tháng ngày đang dần trôi cũng nhắc nhở chúng ta: cuộc sống sẽ có hồi kết thúc. Trong một thị kiến, ngôn sứ Đa-ni-en đã được Chúa cho thấy ngày tận thế, lúc mà thời gian sẽ kết thúc, thân xác những người chết sẽ được sống lại, khởi đầu cuộc sống vĩnh cửu. Đây là đích điểm của lịch sử, là lúc Thiên Chúa tỏ mình cho con người. Những người thánh thiện sẽ được chiêm ngưỡng Chúa và sẽ được hạnh phúc đời đời. Sách Đa-ni-en đã đưa ra một câu trả lời về hậu vận tương lai của con người, đồng thời nhắn nhủ mọi người hãy cố gắng sống tốt lành, bởi sẽ có những người sống lại để hưởng vinh quang, nhưng cũng có những người sống lại để chịu trầm luân mãi mãi.

Bức thư của người học trò gửi Cô nhân Ngày Nhà Giáo


Con cảm ơn Cô!

Cảm ơn Cô về những bài học giáo lý, về những điều hay lẽ phải Cô đã dạy con, về những tình cảm và tâm huyết mà Cô đã dành cho con và cho các bạn, về những gì con đã nhận được từ Chúa qua Cô, đặc biệt về những lần Cô "kéo" con về với Chúa.
Nếu không có Cô, có lẽ giờ này con chỉ là một kẻ vô danh tiểu tốt dù có tài đi chăng nữa. Và cũng chẳng phải là một người tông đồ như ngày hôm nay. Mong sao khi không còn Cô sát bên con, Chúa vẫn luôn giữ gìn con như Chúa đã nhờ Cô giữ gìn con. Con không hứa với Cô sẽ trở thành một GLV như Cô mong đợi nhưng con sẽ không phụ những điều Cô đã dạy con và sẽ luôn là một "Hiệp sĩ" Cô nhé?
Có người chia sẻ với con rằng khi họ gặp khó khăn, trở ngại và gian truân thì họ không thể nhận ra tiếng Chúa từ những điều ấy! Cảm ơn Cô vì những năm tháng Cô dạy dỗ con để con có thể cảm nếm tình Chúa và lắng nghe tiếng Ngài trong mọi biến cố... Cảm ơn Cô vì Cô đã đồng hành với con và giúp con nhìn mọi biến cố của cuộc sống trong cái nhìn Đức Tin.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Thứ Ba sau Chúa Nhật XXXII

Lời Chúa: Lc 17,7-10:                  Tinh thần phục vụ đích thực

Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi chỉ làm việc theo bổn phận đấy thôi (Lc 17,10b)
Suy niệm 
Một trong những nhân vật nổi tiếng trong Giáo hội hiện nay vẫn đang được thế giới nhắc nhở và thương mến, hẳn phải là Mẹ Terêsa Calcutta, một người đã được nhiều giải thưởng nhất: giải Magsaysay do chính phủ Phi luật Tân trao đầu thập niên 60; đầu năm 1971, mẹ lại được Đức Phaolô VI trao giải Gioan XXIII vì hòa bình; giải thưởng Kenedy do chính phủ Hoa Kỳ tặng, tất cả số tiền nhận được, Mẹ đã dùng để xây dựng trung tâm Kenedy tại một khu ổ chuột ở ngoại ô Calcutta; tháng 12/1972 chính phủ An nhìn nhận sự đóng góp của Mẹ và trao tặng Mẹ giải Nêru; nhưng đáng kể hơn nữa là giải Nobel Hòa bình năm 1979. Đây là giải thưởng đã làm cho tên tuổi Mẹ Têrêsa được cả thế giới biết đến, cũng như những lần khác, khi một viên chức chính phủ An gọi điện thoại để chúc mừng, Mẹ đã trả lời: “Tất cả vì vinh quang Chúa”.
“Tất cả vì vinh quang Chúa”, đó là động lực thúc đẩy Mẹ Têrêsa dấn thân phục vụ người nghèo trên khắp thế giới. Với bao nhiêu danh vọng và tiền bạc do các giải thưởng mang lại, Mẹ vẫn tiếp tục là một nữ tu khiêm tốn, nghèo khó, làm việc âm thầm giữa những người nghèo khổ nhất. Thông thường, các giải thưởng cho một người nào đó như một sự nhìn nhận vào cuối một cuộc đời phục vụ làm việc hay một công trình nghiên cứu, nhưng đối với Mẹ Têrêsa, mỗi giải thưởng là một bàn đạp mới, một khởi đầu cho một công trình phục vụ to lớn hơn và làm cho nhiều người biết đến và ngợi khen Thiên Chúa nhiều hơn.

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN – NĂM B


Lời Chúa Mc 12, 38-44
“Cái nhìn cảm thông”
Chúng ta thường có thói quen đánh giá một con người theo dáng vẻ bề ngoài của họ. Quả vậy, ngày nay, nếu một người muốn vào cơ quan hành chính để liên hệ công tác mà đi xe đạp, dép lê, đội mũ cối, chắc chắn sẽ hỏng việc. Bởi vậy mà trong xã hội xuất hiện những “giám đốc” rởm, lập công ty ma, thuê xe hơi, thuê thư ký đi giao dịch để lợi dụng lòng tin và lừa đảo những ai choáng ngợp trước sự hào phóng bề ngoài của họ.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã dạy cho các môn đệ cách nhận định một con người. Trong một đoạn văn ngắn, Người đã đưa ra hai hình ảnh mâu thuẫn nhau. Một bên là những vị kinh sư xúng xính trong bộ y phục dành riêng, được người ta chào hỏi cung kính. Bên kia là người đàn bà góa bụa, chẳng ai biết đến.  Cái nhìn của Đức Giêsu nhấn mạnh tới cái người ta LÀ hơn là cái người ta CÓ. Cái nhìn của Người hoàn toàn khác với quan niệm thông thường của một số người Do Thái đương thời và cũng khác cái nhìn của chúng ta. Đối với Người, của cho không quan trọng bằng cách cho. Cái nhìn của Đức Giêsu thấu hiểu sự nghèo nàn của người đàn bà góa, đồng thời Người thấu hiểu tấm lòng của Bà đối với Đền Thánh. Bà đã dâng “nhiều hơn ai hết”, bởi lẽ cùng với hai đồng tiền kẽm, bà đã dâng kèm theo tấm lòng chân thành, sự khiêm tốn và quảng đại.
Trong truyền thống Do Thái (có lẽ cũng là quan niệm của người Việt chúng ta!), những người đàn bà góa bụa phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Họ không được tham dự những lễ nghi cộng đồng. Đôi khi sự góa bụa là nguyên cớ của những lờ  lăng mạ và nguyền rủa. Những người góa bụa bị coi là đồ chúc dữ! (x. Tb 3,7-9). Lời Chúa cảnh tỉnh và mời gọi chúng hãy có cái nhìn quảng đại hơn đối với anh chị em mình. Trước mặt Chúa, mọi người đều bình đẳng. Những người góa bụa là những con người và có quyền được sống như biết bao người khác. Việc ngôn sứ Ê-li-a được đón tiếp tại nhà bà góa thành Sa-rép-ta đã chứng minh điều đó. Nhìn theo khía cạnh thế gian, một ngôn sứ đến ở nhà bà góa có thể gây biết bao tai tiếng. Ê-li-a đã vượt lên trên những quan niệm ấy để chứng tỏ những người bất hạnh càng được Thiên Chúa yêu thương. Qua sự đón tiếp quảng đại của người đàn bà góa, Thiên Chúa đã làm phép lạ cho hũ bột không vơi và thùng dầu không cạn.

TIN – GẶP GỠ


Khi nói về đức tin, một trong những khái niệm được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhấn mạnh, đó là sự gặp gỡ của cá nhân của con người với Thiên Chúa. “Ngay từ khi bắt đầu sứ vụ kế vị Thánh Phêrô, tôi đã nhắc nhở về sự cần thiết phải tái khám phá hành trình đức tin để ngày càng làm nổi bật niềm vui và lòng hăng say phấn khởi được đổi mới nhờ được gặp gỡ Chúa Giêsu” (Tự sắc Cửa Đức tin, số 2). Cuộc gặp gỡ với Chúa sẽ biến đổi cuộc đời của người tín hữu, giúp họ nên thánh.
Từ ban đầu của lịch sử, Thiên Chúa đã muốn gặp gỡ con người. Qua công trình sáng tạo, Ngài mời gọi con người từ hư vô đến hiện hữu để gặp gỡ và chia sẻ cho họ vinh quang của Ngài. Việc con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa cho thấy Chúa muốn đồng hóa với con người. Ngài tạo nên con người giống như mình, điều đó cũng có nghĩa là Ngài muốn nên giống họ. Ngài muốn gửi gắm nơi gương mặt con người dấu ấn của Ngài. Sự kiện “giống Thiên Chúa” nơi con người cho thấy Ngài hiện hữu nơi họ, đồng hành với họ trong mọi nẻo đường của cuộc sống. Sáng tạo chính là một cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa Thiên Chúa với con người.
Khởi đi từ cuộc gặp gỡ ban đầu ấy, Thiên Chúa vẫn tiếp tục đến với con người, kể cả khi họ phạm tội bất trung với Ngài. Câu chuyện vườn Địa đàng sau khi con người phạm tội đã chứng minh điều đó: Thiên Chúa đến gặp gỡ Ađam mặc dầu ông và vợ mình đang xấu hổ chạy trốn không dám ra gặp Chúa.

ĐỜI TU NHƯ BẢN NHẠC TÌNH RU


Sinh ra trên đời ai cũng mang một “kiếp người”: sướng khổ, vui, buồn, mạnh khỏe, yếu đau, trẻ, già và chết. Đời người ví như bản nhạc tình ru. Trong bản nhạc ấy có Pha thăng, có Si giáng, có khi Đô trưởng, Pha trưởng nhưng có khi lại về La thứ, Rê thứ; có khi lên quãng năm, quãng tám, có khi lại về quãng ba, quãng nhất; có khi lặng kép, lặng đơn, lặng đen; có khi bản nhạc hát một bè, có khi hát nhiều bè; có khi chậm rãi buồn bã có khi dồn dập vui nhộn; rồi đến khi gặp dấu hồi phải quay về từ đầu bài hát. Đó là một bản nhạc cho một bài hát. Người nhạc sĩ soạn ra bản nhạc với biết bao công phu và thời gian. Nhạc là cái cảm của đời mà người viết nhạc muốn trình bày lên dòng nhạc những cảm xúc với đất- trời, với thiên nhiên và với thân phận con người. Với bài viết này, xin được mạo muội để ví một đời mình, đời người, đời tu như bản nhạc tình ru. Dù sống hay chết thì bản nhạc ấy vẫn còn vang vọng trong dòng đời, như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có lý khi viết: “Người chết nối linh thiêng vào đời”.
Với gam Đô trưởng, Son trưởng, Fa trưởng, ... mang dáng dấp của niềm vui, của sự hạnh phúc; còn những gam thứ như: Rê thứ, La thứ, Si thứ, ... mang dáng dấp của sự u buồn, của sự não nề, chán nãn. Nốt nhạc lên cao và mạnh mẽ nghĩa là lên quãng năm quãng tám là những niềm vui lớn hay đạt được một điều gì trong cuộc sống. Nhưng có khi lại về quãng ba, quãng nhất, khi ấy cuộc đời mình cảm thấy không tiến lên được mà chỉ dừng lại và sống bình thường “gặp chăng hay chớ”hay “như vậy đủ rồi”.

Thứ Bảy tuần XXXI thường niên


Lời Chúa Lc 16,9-15:    Sử dụng tốt tiền của
9"Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu. 10Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn. 11Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng Tiền Của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em? 12Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em? 13"Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được." 14Người Pharisêu vốn ham hố tiền bạc, nên nghe các điều ấy, thì cười nhạo Đức Giêsu. 15Người bảo họ: "Các ông là những kẻ làm ra bộ công chính trước mặt người đời, nhưng Thiên Chúa thấu biết lòng các ông, bởi vì điều cao trọng đối với người đời lại là điều ghê tởm trước mặt Thiên Chúa.
Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được (Lc 16,13)

Suy niệm: 
Tham nhũng là cám dỗ xưa như cõi lòng tội lỗi của con người. Người tham nhũng là người chỉ nghĩ đến mình, bất chấp thiệt hại có thể gây ra cho người khác. Xúc phạm đến con người, tham nhũng rốt cuộc cũng là một xúc phạm đến Thiên Chúa.

THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU


BỆNH VIỆN ĐA KHOA GIÊSU


        Tôi đến bệnh viện đa khoa của Chúa Giêsu để kiểm tra sức khỏe định kỳ và nhận ra mình bị bệnh rất nặng:
- Khi bác sĩ đo huyết áp xong, tôi phát hiện mức DIỆU HIỀN của tôi thấp quá.
- Khi kiểm tra nhiệt độ, thì bản nhiệt kế chỉ tới 40*****0 ÂU LO.
- Do điện tâm đồ thì kết quả lại cho rằng: tôi thiếu máu trầm trọng, phải truyến thêm máu TÌNH YÊU, vì các động mạch của tôi đã bị tắt nghẽn do ÍCH KỸ  CHUA CHÁT nên chúng không thể nào đưa máu lên con tim đầy trống rỗng của tôi được.
- Tôi sang khoa chấn thương chỉnh hình, vì hiện không có khả năng bước đi bên cạnh người anh em của mình được nữa, tôi không thể quang tay THÂN ÁI, vì tay tôi đã bị gãy do việc vấp ngã vì những GANH TỊ, HỜN GIẬN  VÔ LỖI.
- Đến khoa mắt, kết quả thật thảm hại, tôi bị CẬN THỊ quá nặng, vì mắt tôi không thể nhìn thấy những khuyết điểm của mình mà chỉ thấy những khuyết điểm của tha nhân.
- Khi tôi trình bày với bác sĩ Giêsu rằng: tai tôi bị ĐIẾC. Người bảo đó là do hằng ngày tôi không chịu lắng nghe tiếng của Ngài và tiếng của bao người bất hạnh đang sống quanh tôi.
Do lòng nhân ái, bác sĩ Giêsu đã khám bệnh miễn phí cho tôi. Và khi ra về, Ngài trao cho tôi toa thuốc THỜI GIAN để chữa trị, đó là: nên có những giờ phút gần gữi thân mật với Ngài trong giờ cầu nguyện và trong lúc hiệp lễ. Đó là những giờ phút quý báu trong ngày để phục hồi.
+ Sáng thức dậy, tôi cần uống một ly CẢM TẠ.
+ Trước khi đi làm, tôi cần dùng một muỗng BÌNH AN.
+ Mỗi giờ một lần, tôi cần thay lớp băng NHẪN NẠI và dùng một chút nước KHIÊM NHƯỜNG.
+ Đi làm về, tôi cần tiêm thêm một mũi TÌNH YÊU.
+ Và trước khi đi ngủ, tôi cần phải uống mấy viên thuốc bổ là THA THỨ, là HÒA GIẢI những xích mích đã xảy ra trong ngày.


Và đây là MỐN ĂN TINH THẦN để tôi ăn mỗi ngày trong quá trình điều trị.
1.Chuẩn bị
- Lấy toàn thể 12 tháng đem rửa sạch những mùi đắng cay, thù oán, rồi để cho ráo nước.
- Tuần tự cắt mỗi tháng ra 28,30,31 phần nhỏ.
- Sửa soạn mỗi ngày một lần (đừng làm hết một lần).
2.Cách làm
- Trộn mỗi ngày với:
*Một chút đức tin,
*Một chút kiên nhẫn,
*Một chút can đảm,
*Một chút cố gắng.
- Thêm vào:

*Một chút hy vọng,
*Một chut trung thành,
*Một chút đức tin.
=> Đem xay nhỏ tất cả với lời cầu nguyện và 10 giới răn
<=> Đem ướp với các gia vị:
- Lạc quan,
- Tin tưởng,
- Hài ước,
=> Đổ tất cả vào nồi Yêu thương nấu kĩ với lửa Vui Mừng
<=> Múc ra ăn với: Nụ cười và lòng vị tha. Ta sẽ có một món ăn tuyệt vời hạnh phúc trong gia đình và môi trường mình sinh sống.
Lưu ý:  Món này nấu cẩn thận sẽ ngon hơn tất cả các món khác.
Người kê đơn: Nữ y tá trưởng:  Mẹ Maria,
    y tá phụ:       Các Thánh
Liên hệ: Chúa Thánh Thần để biết thêm chi tiết,
Phương tiện : Cầu nguyện
Hướng dẫn sử dụng: Đọc kĩ Kinh Thánh- sách thiêng liêng trước khi dùng

Tâm niệm:
- Tôi không ước ai hiểu được tôi - Chỉ cần có Đức Giêsu là đủ.
- Khi tình bạn tôi không thể nắm giữ - Tôi tin Chúa mãi là người bạn tôi.
- Nếu tình tôi ở vùng đất xa xôi - Tôi hi vọng Người cùng tôi ở đó...!

Bác sĩ điều trị
GIÊSU KITÔ

Đc: Số 01 đường Lên Trời –
      P. Ánh Sáng - Q. Hạnh Phúc - TP. Tình Yêu
             Email: thienduongvinhphuc@thanhthan.com
Chúc mọi người được luôn “khỏe mạnh” phần xác cũng như phần hồn nhờ toa thuốc của danh y Giêsu.

NĂM ĐỨC TIN


Ý Nghĩa của biểu tượng (logo) Năm Đức Tin:

1. Con thuyền là biểu tượng của Giáo hội Công giáo hoàn vũ.
2. Cột buồm chính có biểu tượng là cây Thánh Giá với mảnh buồm căng gió có ghi hàng chữ IHS có nghĩa là Đức Chúa Kitô.
3. Cánh buồm hình tròn là biểu tượng cho Mình Thánh Chúa.



KINH NĂM ĐỨC TIN

Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu,/ chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con ơn đức tin,/ nhờ đó chúng con được nhận biết và thực hành những điều Chúa dạy, / hầu đem lại cho chúng con hạnh phúc đời này và đời sau.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa là đường, là sự thật và là sự sống./ Ai tin Chúa sẽ tìm thấy đường đi, tìm ra chân lý và tìm được sự sống./ Chúng con cảm tạ Chúa đã đến rao giảng Tin Mừng,/ dạy chúng con những điều phải tin, những việc phải làm, / để được sống và sống dồi dào./
Xin nâng đỡ đức tin yếu kém của chúng con,/ để chúng con luôn biết tín thác vào tình thương của Chúa, / sẵn sàng dấn thân loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo, theo lệnh Chúa truyền.
Lạy Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn mọi loài,/ xin khơi lại cho chúng con những điều chúng con phải tin,/ những việc phải làm / để đức tin của chúng con mỗi ngày thêm sâu sắc và trưởng thành hơn./ Xin ban cho chúng con biết can đảm tuyên xưng đức tin trước mặt mọi người,/ biết ý thức cử hành đức tin trong các nghi lễ phụng vụ,/ thực hành đức tin trong cuộc sống hằng ngày, / để có thể thông truyền đức tin đó lại cho con cháu,/ và tất cả mọi người, đặc biệt là những người chưa nhận biết Chúa.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ được chúc phúc vì đã tin./ Xin giúp chúng con luôn tin những lời Chúa dạy và Hội Thánh truyền,/ biết phó thác mọi sự cho tình yêu quan phòng của Chúa,/ biết quan tâm đến nhu cầu của mọi người anh chị em chung quanh chúng con,/ nhờ đó họ sẽ được nhận biết Chúa,/ để chính họ cũng nhận được ơn đức tin đem lại sự sống đời đời.
Lạy Thánh Cả Giuse, các Thánh Tử đạo Việt Nam cùng toàn thể các Thánh,/ các ngài là những những gương mẫu sống động về đức tin cho chúng con./ Xin giúp chúng con biết sống / và thực hành đức tin của chúng con trong cuộc sống hằng ngày,/ nhất là trong Năm Đức Tin này.
Chúc tụng Thiên Chúa vinh hiển muôn đời. / Amen!

TÀI LIỆU VỀ ĐỨC MARIA


CÁC NGÀY LỄ KÍNH ĐỨC MARIA






 
Ngày 01- 01

Đức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa.

Ngày 02- 02

Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thánh

Ngày 25- 03

Lễ Truyền Tin 
Ngày 31- 05

Đức Mẹ Đi Viếng Bà Thánh Isave 
(Sau lễ Thánh Tâm Chúa)

Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ

Ngày 15- 08

Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời

Ngày 22- 08

Đức Maria Nữ Vương

Ngày 08- 09

Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ 
Ngày 15- 09

Lễ Đức Mẹ Sầu Bi

Ngày 07- 10

Đức Mẹ Mân Côi

 Ngày 22- 11

Đức Mẹ Dâng Mình Vào Đền Thờ
Ngày 08- 12

Đức Mẹ Vô Nghiễm Nguyên Tội. 

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Lễ cung hiến Thánh Đường Latêranô


Lời Chúa: Ga 2,13-22
Tẩy uế Đền Thờ

13Gần đến lễ Vượt Qua của người Dothái, Đức Giêsu lên thành Giêrusalem. 14Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền.15Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. 16Người nói với những kẻ bán bồ câu: "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán." 17Các môn đệ của Người nhớ lại lời đã chép trong Kinh Thánh: Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân. 18Người Dothái hỏi Đức Giêsu: "Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế? "19Đức Giêsu đáp: "Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại." 20Người Dothái nói: "Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao? " 21Nhưng Đền Thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người. 22Vậy, khi Người từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó, Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giêsu đã nói.
Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán (Ga 2,16)
Suy niệm: 
Vào thời Đức Giêsu, lễ Vượt Qua là một trong ba đại lễ, buộc người Do Thái ở khắp nơi phải hành hương về Đền thánh Giêrusalem để sát tế và ăn bữa tiệc chiên Vượt Qua, kỷ niệm biến cố Xuất Hành, trong đó Đức Chúa đã dùng Môsê giải phóng con cháu Giacóp là dân Do Thái khỏi ách làm nô lệ cho dân Ai Cập.
Đền Thờ là dấu chỉ Đức Chúa hiện diện giữa dân Người. Không kể đền thờ tạm là Nhà Lều trong thời gian 40 năm dân Do Thái đi qua sa mạc, còn có ba Đền Thờ được xây dựng tại Giêrusalem là Đền Thờ Salômôn, Đền Thờ Sau Lưu Đầy và Đền Thờ thời vua Hêrôđê.
Sự bất kính do bọn con buôn gây ra đã khiến Đức Giêsu rất đau lòng. Người nổi cơn thịnh nộ và đã dùng dây thừng cột thú vật được ném bừa bãi ở đó, chắp lại thành roi rồi dùng mà đánh đuổi bọn con buôn ra khỏi Đền Thờ.
“Đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”: Nói câu này, Đức Giêsu tự xưng là Con Thiên Chúa. “Nơi buôn bán” hay “hang trộm cướp” là kiểu nói diễn tả tình trạng bất kính ở trong Đền Thờ, một nơi tôn nghiêm thờ phượng Đức Chúa. Thế là ứng nghiệm lời các ngôn sứ đã tuyên sấm quở trách dân Do Thái xưa (Gr 7,11).
“Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân”: “Sẽ phải thiệt thân” nghĩa là “sẽ phải chết”. Như vậy ý nghĩa lời Thánh Vịnh 69,10 như sau: lòng nhiệt thành với Đền Thờ sẽ dẫn Đức Giêsu đến chỗ Người sẽ bị người đời bách hại (Ga 15,5).

Năm Đức Tin: Thế nào là người thực sự có Đức tin?


Năm Đức tin đã được mở ra trong Giáo Hội từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 cho đến ngày 24 tháng 11 năm 2013.Mục đích là để mọi người trong Giáo Hội nhìn lại đời sống đức tin của mình để trước hết cảm tạ Thiên Chúa đã ban quà tăng đức tin vô giá cho chúng ta và từ đó thêm quyết tâm sống đức tin cách cụ thể và có chiều sâu hơn nữa để thích nghi với những thách đố của thời đại tục hóa, trống vắng mọi niềm tin này, và cũng để phúc âm hóa người khác, tức là mời gọi thêm nhiều người nữa nhận biết và tin yêu Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc nhân loại.
Đó là tất cả ý nghĩa và mục đích của công cuộc “Tân phúc âm hóa để loan truyền đức tin Kitô-Giáo=New Evangelization for the transmission of  Christian faith) mà Giáo Hội thi hành trong Năm Đức Tin này
Thực vậy, chúng ta đang sống trong hoàn cảnh tục hóa của thời đại tôn thờ vật chất ( Materialism) chuộng khoái lạc ( hedonism) vô thần ( atheism) và phi luân vô đạo ( amoralism).
Do đó, hơn bao giờ hết, là người tin có Thiên Chúa là Đấng tạo dựng con người và muôn vật hữu hình và vô hình, tin Chúa Kitô là Đấng cứu chuộc nhân loại, tin Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự  sống và là Thần Chân Lý,  hiệp nhất cùng một  bản thể với  Chúa Cha, và Chúa Con trong Mầu Nhiệm Ba Ngôi một Thiên Chúa duy nhất. Tin Mẹ Maria là Mẹ thật của Chúa Kitô và cũng là Mẹ Thiên Chúa ( Theotokos) trọn đời đồng trinh và được về trời cả hồn xác. Tin Hội Thánh Công Giáo là Thân Thể mầu nhiệm của Chúa Kitô trong sứ mệnh bảo vệ kho tàng đức tin và rao giảng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô cho đến ngày mãn thời gian và tin xác loài người ngày sau sẽ sống lại.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Mười Cách Để Sống Năm Đức Tin


         Để làm nổi bật kỷ niệm 50 năm Công đồng Vatican II và 20 năm phát hành Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo, Đức Bênêđictô XVI đã công bố Năm Đức Tin, bắt đầu vào ngày 11 tháng 10 và kết thúc vào ngày 24 tháng 11 năm 2013. Năm Đức Tin nhằm củng cố đức tin cho người Công giáo và qua gương mẫu của họ đưa thế giới đến với đức tin.
Đức Cha David Ricken của Giáo phận Green Bay, chủ tịch Uỷ ban Truyền giáo và Giáo lý trực thuộc Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, đề nghị “10 cách để sống Năm Đức Tin”. Các đề nghị này được lấy từ những hướng dẫn của Bộ Giáo lý Đức tin, vài đề nghị trong số này đã là những đòi hỏi dành cho người Công giáo; những điểm khác có thể được người công giáo thực hiện vào mọi lúc và đặc biệt trong Năm Đức Tin:
 1. Tham dự Thánh Lễ. Năm Đức Tin có ý thăng tiến việc mỗi người gặp gỡ Chúa Giêsu. Điều này xảy ra hầu như ngay lập tức nơi Bí tích Thánh Thể. Tham dự Thánh Lễ thường xuyên làm đức tin tăng trưởng qua Kinh Thánh, Kinh Tin Kính, các lời nguyện, Thánh nhạc, bài giảng, việc rước lễ và thông phần với cộng đoàn đức tin.
2. Đi xưng tội. Giống như đi dự lễ, người Công giáo tìm thấy sức mạnh và đào sâu đức tin của mình qua việc tham dự Bí tích Sám Hối và Hoà Giải. Việc xưng tội thúc đẩy con người quay về với Thiên Chúa, diễn tả lòng đau xót vì đã sa ngã và mở đời sống mình cho quyền năng chữa lành của Thiên Chúa. Việc xưng tội tha thứ những tổn thương của quá khứ và ban sức mạnh cho tương lai.
3. Học hỏi đời sống của các thánh. Các thánh là những gương mẫu vượt thời gian về cách sống đời Kitô hữu, và các ngài giúp cho niềm hy vọng được tiếp diễn không ngừng. Các ngài không chỉ là những tội nhân đã liên tục cố gắng gần gũi với Thiên Chúa, mà còn là ví dụ điển hình những cách thức mà một người có thể phụng sự Thiên Chúa: qua việc giảng dạy, truyền giáo, bác ái, cầu nguyện và đơn sơ cố gắng làm đẹp lòng Thiên Chúa trong các hoạt động và quyết định bình thường của đời sống hằng ngày.
4. Đọc Kinh Thánh mỗi ngày. Kinh Thánh cung cấp con đường trực tiếp đến với Lời Thiên Chúa và kể về lịch sử ơn cứu độ con người. Người Công giáo có thể cầu nguyện bằng Kinh Thánh (bằng phương pháp lectio divina hoặc các phương pháp khác) để trở nên hòa hợp hơn với Lời Thiên Chúa. Nói cách khác, Kinh Thánh là một điều đòi buộc để trưởng thành trong Năm Đức Tin.

Thứ Tư tuần XXXI thường niên


Lời Chúa: Lc 14,  25 – 33
Chúa Giêsu nhắc nhở cho những ai muốn đi theo Chúa để làm môn đệ Ngài thì phải sống siêu thoát: từ bỏ mọi sự mình có.
Suy niệm
            Trong dân gian có câu ngạn ngữ vui vui: “ cái gì cũng có giá của nó”. Đúng vậy, muốn có một vật càng quý, thì giá phải trả càng đắt. Muốn có một nghề càng cao, hay càng khó, thì phải bỏ công học tập lâu dài, tốn kém nhiều kinh phí. Muốn được ơn cứu độ càng sung mãn, càng gắng sức tu luyện thật nhiều. Ai muốn theo Chúa Giêsu, làm môn đệ của Ngài, thì giá phải trả là “sống siêu thoát, từ bỏ tất cả những gì mình có”. “Ai muốn”, thì đó là một quyết định rất tự do. Nhưng một khi  đã suy nghĩ, đã chọn lựa, chọn theo Chúa Giêsu để làm môn  đệ của Ngài, thì đồng thời cũng dứt khoát chấp nhận điều lệ Ngài đưa ra là: “Sống siêu thoát: phải từ bỏ những gì mình có”. Đó là giá phải trả để đạt điều ta muốn, là đi theo Chúa và làm môn đệ của Ngài.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Con người chỉ có thể được cứu nhờ lòng Tin



Trong những ngày vừa qua, toàn thể Giáo hội đã long trọng khai mạc Năm Đức Tin, bắt đầu từ ngày 11/10/2012 đến ngày 24/11/2013. Qua Tự sắc “Cánh Cửa Đức Tin”, Đức Thánh Cha đã thúc giục mọi tín hữu hãy tái khám phá hành trình đức tin của mình, để sống đức tin một cách trưởng thành, trong sự tự do và phong phú mà Thiên Chúa đã trao ban.
 
Cùng “nhịp đập con tim” của Giáo hội, Chương trình Chuyên đề Giáo dục thuộc Ban Mục vụ Gia đình Tgp.. Sài Gòn, đã tổ chức khóa học “Sống Đức Tin” gồm 6 đề tài vào các chiều thứ Bảy, kể từ ngày 20/10/2012, nhằm giúp các tín hữu trong Tổng Giáo phận có thể cùng nhau học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm sống Đức Tin. Buổi nói chuyện đầu tiên trong khóa này mang tên “Sống Đức Tin Giữa Đời Thường”, do Cha Giuse Nguyễn Trọng Viễn, OP chia sẻ, đã thu hút đông đảo các nam nữ tu sĩ và giáo dân, ngồi chật kín Hội trường Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận thuộc Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận.

Biểu dương đức tin
Sau bài múa khởi động và cầu nguyện đầu giờ như thường lệ, trong vai trò dẫn chương trình phụ giảng cho Cha giáo Giuse Nguyễn Trọng Viễn, Thầy Giuse Hà Đình Tuấn đã giới thiệu phần dẫn nhập đề tài. Theo thầy, sống đức tin giữa đời thường là biểu hiện của niềm tin trong từng khoảnh khắc của cuộc sống, là tuyên xưng, phó thác vào Đấng Cao Cả là Thiên Chúa. Tại Thế vận hội Luân Đôn năm 2012 vừa qua, mọi người rất vui mừng và xúc động khi chứng kiến giây phút nữ vận động viên cự ly dài, người Ethiopia Meseret Defar chạm đích đến để đoạt huy chương vàng của cuộc thi, chị đã hôn lên hình Đức Mẹ và òa khóc trong nỗi vui mừng ngất ngây. Chị Defar đã công khai thể hiện niềm tin của mình một cách đơn sơ và mộc mạc để tạ ơn Thiên Chúa đã cho chị chiến thắng. Còn mỗi người chúng ta, đâu là một hành động đức tin trong đời thường? Những khoảnh khắc thinh lặng, buông lỏng để phó thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta có cầu nguyện không? có sống niềm tin không?

Thứ Ba tuần XXXI TNB


 Lời Chúa: Lc 14,15-24 
Suy niệm
Dụ ngôn trong Tin mừng hôm nay nói đến chuyện buồn và chuyện vui của một bữa tiệc. Bữa tiệc bao giờ cũng nói lên sự liên đới, hiệp thông với nhau trong xã hội. Người ta muốn chung chia tâm tình, sự hân hoan, niềm vui mừng của nhau khi dự tiệc. Chuyện buồn của bữa tiệc hôm nay là những khách được mời đã từ chối không đến dự – quả là bức xúc, mất vui cho chủ tiệc! Chuyện vui là tất cả những người ‘nghèo khó, tật nguyền’, những người ở ‘bờ rào, bờ dậu’ đều được mời vào để dự tiệc thỏa thích, no nê. Dụ ngôn cho chúng ta nhiều ý nghĩa để suy nghĩ. 
Ngày nay người ta khoản đãi rất nhiều thứ tiệc: sinh nhật, đầy tháng, thôi nôi, giỗ chạp, cưới hỏi, quan thầy, họp mặt…. Mỗi thứ tiệc đều có ý nghĩa của nó và khách được mời cũng tùy theo đối tượng: có thể là họ hàng thân thiết, có thể là bạn bè, bà con láng giềng, và cũng có thể là những đối tác làm ăn…. Và thường khi đã mời, bao giờ chủ tiệc cũng muốn được sự đáp ứng của khách mời. Tuy nhiên, để không bị hố, bị lỗ khi tổ chức tiệc, chủ mời thường muốn biết chính xác khách được mời có tham dự được hay không để dễ dàng đặt tiệc. Tương tự như thế, người Do-Thái có phong tục thông báo việc tổ chức tiệc cũng như mời khách trước ngày tổ chức tiệc khá lâu vì vậy người ta có thời gian để sắp xếp hoặc hồi đáp lại cách thuận tiện. Tuy nhiên, giờ dự tiệc chưa được thông báo, cho tới khi ngày tổ chức tiệc tới và bữa tiệc được chuẩn bị sẵn sàng thì chủ tiệc mới sai các  gia nhân đầy tớ đi mời các vị khách đã được mời và nhận lời đến dự tiệc. Vì vậy mà việc khách kiếu không đến dự tiệc vào những giờ phút cuối cùng thì quả là đã không nể mặt chủ nếu không nói là khinh khi, coi thường.

Thứ Hai tuần XXXI thường niên


Lời Chúa: Lc 14,12-14   Bác ái vô vị lợi

12Rồi Đức Giêsu nói với kẻ đã mời Người rằng: "Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. 13Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. 14Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại."
 Hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù (Lc 14,13)
Suy niệm
Trong đời thường, mấy ai cho đi mà không cần lấy lại? Thường người ta tính toán rất kỹ khi đến với nhau. Hòn đất ném đi, hòn chì phải ném lại. Cho đi mà không được lại thì dần dần tình thân sẽ phai nhạt, vì người ta chỉ đến với nhau khi thấy có lợi cho chính mình.
Còn ngược lại, Ðức Giêsu dạy rằng: thi ân cho người mà không cần đáp trả. Làm ơn cho những người không có khả năng đền đáp. Cho bất cứ người nào cần, chứ không "lựa mặt". Ðấy mới là cho thật tình, cho hết lòng.
Chúng ta sẽ chọn lối sống nào: của người đời, hay của Ðức Giêsu?
Tâm lý thường tình của con người vẫn là: "Có qua có lại, mới toại lòng nhau" hoặc "Ông đưa miếng giò, bà thò chai rượu". Chúng ta kết bạn thân thiết với ai, chúng ta cũng muốn họ có một tâm tình như thế đối với chúng ta.
Nhưng Chúa Giêsu, trong bài Tin Mừng hôm nay lại đưa ra một cái nhìn khác, đó là lòng bác ái vô vị lợi: "Khi ông đãi tiệc, thì đừng mời bạn bè, anh em, bà con, hoặc láng giềng giầu có... Nhưng hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù; họ không có gì trả lễ, và như thế ông mới thật có phúc, vì ông sẽ được trả công trong ngày các kẻ lành sống lại".

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Suy niệm Chúa Nhật XXXI TNB


CON ĐƯỜNG LÊN TRỜI

Lm Paul NGUYỄN NGUYÊN

“Mến Chúa, yêu người” là hai điều răn không xa lạ gì với đạo công giáo chúng ta. Thế nhưng, trong đạo Do thái, giữa một bộ luật dầy cộm, gồm 613 điều trong đó có 248 điều buộc (không làm không được) và 365 điều cấm (không được làm) thì một người Do thái bình thường cũng khó trả lời câu hỏi: giới răn nào trọng nhất? Rồi cùng với ách thống trị của người Roma, Luật trở thành cái gông thứ hai đè lên cổ người dân, biến họ thành những cỗ máy giữ Luật, trong nỗi cơ cùng, hoang mang và sợ hãi. Chính trong bối cảnh đó, một luật sĩ đã đến đặt vấn đề với Chúa Giêsu:“Thưa Thầy, trong các giới răn, đâu là giới răn trọng nhất”. Đáp lời ông ta, Chúa Giêsu đã đưa ra một giới răn duy nhất, với một chữ duy nhất là chữ Yêu: “Yêu mếnThiên Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí khôn và hãy yêu thương anh em như chính mình ngươi”. Khi trả lời như thế, Chúa Giêsu muốn đưa con người trở về với ý định ban đầu của Thiên Chúa: Lề Luật không phải gánh nặng khổ cực, nhưng được ban tặng để con người được sống và sống thật hạnh phúc. Ngài cũng muốn xác định: Không phải chỉ việc làm cho Chúa, mà cả việc làm cho tha nhân cũng được kể là yêu mến Chúa. Nói cách khác, chỉ khi học biết yêu thương người đồng loại thật lòng, con người mới có thể thực sự yêu mến và tôn thờ Thiên Chúa.